Nguyên nhân gây chảy máu chân răng và cách chữa trị hiệu quả

chay mau chan rang canh bao benh gi 1 600x408 1

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng có thể là do bệnh viêm nướu, răng bị tổn thương hoặc nặng nề hơn là biểu hiện của bệnh viêm nha chu. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ bị tiêu xương và khiến răng bị rụng. Vây, làm thế nào để chữa trị và phòng ngừa tình trạng này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của nha khoa AVA Dental để tìm ra câu trả lời nhé!

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là một triệu chứng thường gặp do nướu bị chấn thương hoặc bệnh ở nướu gây ra. Nếu răng của bạn có phần nướu khỏe mạnh, săn chắc sẽ không bị chảy máu, ngay cả khi bạn lỡ tay chải răng mạnh hơn so với bình thường.

Đa số người bệnh bị chảy máu chân răng sẽ nghĩ là mình thiếu vitamin C và thường tự ý bổ sung ngay. Tuy nhiên, nếu muốn chữa trị dứt điểm bệnh lý này thì bạn cần làm rõ nguyên nhân. Ngay sau đây, bác sĩ Minh Hoàng sẽ giới thiệu cho bạn một số nguyên nhân chảy máu chân răng phổ biến.

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể khiến bệnh nhân thường gặp phải tình trạng chảy máu chân răng:

  • Viêm nha chu: Nha chu là một bộ phận quan trọng giúp răng giữ chắc và khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bộ phận này bị tổn thương thì răng sẽ rất dễ bị lung lay, đồng thời kèm theo hiện tượng chảy máu chân răng. Thậm chí, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Áp xe chân răng: Bệnh lý nha khoa này nếu không được điều trị kịp thời thì rất dễ bị vỡ răng, thủng răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra những ổ mủ, áp xe. Trong đó, biểu hiện mà bệnh nhân thường xuyên gặp phải nhất là chảy máu vùng chân răng, đau nhức răng, thậm chí là sốt.
  • Nội tiết thay đổi: Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, dậy thì hoặc tiền mãn kinh sẽ rất dễ bị rối loạn nội tiết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chảy máu răng.
  • Sốt xuất huyết: Nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết kèm theo tình trạng chảy máu chân răng thì người nhà tuyệt đối không được chủ quan vì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang diễn biến xấu. Lúc này, người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất đề được điều trị kịp thời.

Bác sĩ Minh Hoàng nói tiếp:

Ngoài nguyên nhân do các vấn đề về sức khoẻ và răng miệng, tình trạng chảy máu chân răng còn có thể do thiếu hụt vitamin, ung thư miệng, ung thư vú, thiếu máu… Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng chảy máu chân răng. Nếu bạn thường xuyên xảy ra hiện tượng này thì cần đến cơ sở nha khoa uy tin để được thăm khám và chữa trị kịp thời”.

Cách chữa chảy máu chân răng

Để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, bệnh nhân cần thay đổi một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất vẫn là đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết: Bệnh nhân nên bổ sung nhiều Vitamin C và Vitamin K để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, hạn chế chảy máu chân răng. Các loại Vitamin này thường có nhiều trong trái cây như cam, chanh, bưởi…
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Dừng hút thuốc lá giúp bạn có hơi thở thơm tho, từ đó giúp răng trắng sáng và chắc khỏe hơn.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Một số kháng sinh có tác dụng làm lành nướu là: Amoxicillin, Tetracycline, Metronidazole, Penicillin… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Để phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng sau:

  • Vệ sinh răng miệng chuẩn khoa học: Bạn cần chải răng 2 lần/ngày vào lúc trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy. Trong quá trình đánh răng, bạn cần chải dọc theo các chân răng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Lưu ý, bạn nên dùng bàn chải lông mềm và không dùng lực quá mạnh để tránh tình trạng tổn thương niêm mạc nướu.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân chảy máu chân răng. Vì vậy, bạn hãy cố gắng duy trì suy nghĩ tích cực để tránh gặp phải tình trạng này cũng như nâng cao sức khoẻ tổng thể.

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi “Nguyên nhân chảy máu chân răng”. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào liên quan đến vấn đề răng miệng, hãy liên hệ với AVA Dental để được giải đáp chi tiết nhất.