Thực hiện bọc răng sứ có lấy tủy không?

1572343577509 8995920

Bọc răng sứ thẩm mỹ là một phương pháp nha khoa phổ biến hiện nay giúp khắc phục các vấn đề như răng hô, móm, thưa, lệch lạc ở mức độ nhẹ.

Trước khi thực hiện, bọc răng sứ có lấy tủy không là thắc mắc của nhiều khách hàng.

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết của AVA Dental để có được lời giải đáp chi tiết.

Bọc răng sứ có lấy tủy không?

Tủy răng là một bộ phận quan trọng nằm sâu bên trong răng, chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết của răng. Tủy răng có vai trò nuôi dưỡng, cảm nhận và dẫn truyền các cảm giác từ tác động bên ngoài như nóng lạnh, ê buốt, đau… 

Khi tủy răng bị loại bỏ, răng dễ suy yếu và giòn hơn so với thông thường. Bởi thế, quá trình lấy tủy răng khi bọc sứ chỉ được thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt, bao gồm:

Bọc răng sứ lấy tủy khi răng bị sâu nặng 

Sâu răng có thể gây mất dần các tổ chức răng và phá hủy các mô răng. Nếu không được khắc phục kịp thời, vi khuẩn gây sâu răng sẽ tấn công đến tủy, gây viêm tủy và dẫn đến kích ứng, đau nhức dữ dội.

Theo chia sẻ của bác sĩ răng hàm mặt Minh Hoàng của AVA Dental:

“Trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm có thể tiến triển nặng và gây áp xe ổ xương răng, dẫn đến mất răng. Các răng kế cận cũng có thể bị ảnh hưởng, do đó việc triệt tủy răng càng sớm sẽ càng tốt”.

Sau khi chữa tủy, răng thường trở nên giòn và dễ mẻ vỡ hơn. Vì vậy, việc bọc mão sứ bên ngoài cùi răng là rất cần thiết để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt.

Bọc răng sứ lấy tủy khi răng hô, lệch nặng

Tình trạng ê buốt thường là dấu hiệu của tủy răng bị tổn thương, có thể do sâu răng, viêm nha chu hoặc các tác động từ bên ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời, tủy răng có thể bị viêm nhiễm, gây đau nhức dữ dội.

Nếu bạn gặp tình trạng này, cần đi khám và theo dõi kết quả khám của bác sĩ. Tùy theo tình trạng của tủy răng, bác sĩ có thể chỉ định lấy tủy và bọc sứ để bảo vệ răng.

Đối với những trường hợp răng bị hô, móm hay mọc lệch, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc điều trị tủy răng trước khi bọc sứ. Lý giải cho điều này, bác sĩ Minh Hoàng cho biết:

“Khi răng bị hô, móm hay mọc lệch, việc mài răng quá ít sẽ không đạt được hiệu quả cao khi bọc sứ. Do đó, bệnh nhân thường phải mài răng nhiều hơn và có thể chạm vào tủy. Điều trị tủy sẽ giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình bọc răng sứ”.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về việc lấy tủy răng vì nó hầu như không gây nguy hại gì tới sức khỏe răng miệng. Lấy tủy răng là một chỉ định cần thiết để loại bỏ cơn đau nhức và ê buốt, giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn sau bọc sứ. 

Trường hợp nào bọc sứ không lấy tủy?

Việc bọc răng sứ có lấy tủy không tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Thông thường với những đối tượng sau đây, việc lấy tủy thường không cần thiết và ít được chỉ định.

Cải thiện hàm răng bị đổi màu

Tẩy trắng răng là một phương pháp giúp răng trắng sáng và nâng tone hiệu quả. Tuy nhiên, cách thức này không phù hợp với những người bị sâu răng, răng bị nhiễm tetracycline hay fluoride.

Trong trường hợp này, phương pháp tốt nhất để làm trắng răng là bọc răng sứ. Các khuyết điểm về màu răng sẽ được cải thiện đáng kể, giúp khách hàng lấy lại nụ cười tự tin. Khi bọc răng sứ để làm trắng răng, bệnh nhân thường không cần điều trị tủy nếu hàm răng khỏe mạnh.

Bọc sứ khi răng sứt mẻ

Theo chia sẻ của bác sĩ Minh Hoàng:

Nếu răng bị sứt mẻ, vỡ nhưng không ảnh hưởng đến buồng tủy thì bệnh nhân không cần phải lấy tủy răng”. 

Men răng bị vỡ do chấn thương hoặc tác động lực từ bên ngoài cần được bọc sứ để tránh sự ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh. Sau khi bọc sứ, răng thường có độ bền và tuổi thọ cao.

Khi làm trụ cho cầu răng

Trường hợp này được áp dụng với những khách hàng muốn phục hình răng đã mất bằng phương pháp cầu răng sứ. Hai răng gần vị trí răng bị mất sẽ được mài để bọc sứ và làm trụ cho cầu răng. Lúc này, bệnh nhân sẽ không cần phải lấy tủy trước khi tiến hành bọc sứ.

Lấy tủy để làm răng sứ có gây ảnh hưởng gì không?

Theo bác sĩ Minh Hoàng của AVA Dental:

“Trường hợp tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng, chết tủy, việc lấy tủy răng không gây nguy hại gì cho sức khỏe răng miệng. Ngược lại, chữa trị tủy rất cần thiết để loại bỏ hoàn toàn những cơn đau nhức, ê buốt và bảo vệ răng miệng tốt hơn”. 

Lấy tủy răng cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào các vùng răng khỏe mạnh khác. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lấy tủy răng khi bọc sứ có đau không? 

Kỹ thuật lấy tủy răng là một quy trình khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện có kinh nghiệm và chuyên môn cao để thực hiện an toàn và chính xác. Đây cũng là một trong những nỗi sợ của rất nhiều bệnh nhân khi bọc răng sứ. 

Theo bác sĩ Minh Hoàng:

Với sự phát triển của khoa học nha khoa hiện nay, việc lấy tủy răng đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thao tác lấy tủy có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng và gây đau nhức, do đó trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ. Khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân vẫn có thể cảm thấy đau nhẹ nhưng điều này sẽ nhanh chóng qua đi sau đó”.

Thời gian điều trị tủy răng có thể nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Sau khoảng từ 1-2 ngày, bệnh nhân có thể bắt đầu quá trình bọc sứ thẩm mỹ.

Lợi ích của việc bọc răng sau khi lấy tủy

Bọc sứ sau khi lấy tủy mang lại nhiều lợi ích cho người thực hiện, cụ thể:

  • Kéo dài tuổi thọ răng thật: Sau khi lấy tủy, răng sẽ trở nên yếu và giòn hơn. Do đó, nếu không được chăm sóc cẩn thận, răng có thể bị nứt hay vỡ. Việc gắn mão sứ sẽ giống như một bộ giáp bảo vệ, giúp răng tránh bị tổn thương.
  • Tái tạo thẩm mỹ cho răng: Bọc răng sứ sau khi lấy tủy là phương pháp phục hình răng đảm bảo thẩm mỹ tốt nhất. Hiện nay, răng sứ Orodent được nhiều khách hàng lựa chọn bởi màu sắc, độ mờ và khả năng phản quang tương đồng như răng thật. Sau thực hiện, răng sẽ trông tự nhiên và đồng màu với các răng còn lại trên cung hàm.
  • Phòng ngừa bệnh lý răng miệng: Sau khi lấy tủy, trên thân răng sẽ xuất hiện một lỗ trống. Nếu không được bọc mão sứ, thức ăn có thể bị mắc kẹt vào vị trí này và gây ra nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, tụt nướu, viêm nướu… Tuy nhiên, khi tiến hành bọc mão sứ, lớp men của sứ sẽ không bị vi khuẩn tác động, giúp hạn chế bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây ra.
  • Bảo tồn và duy trì khả năng ăn nhai: Khi răng được điều trị tủy, thân răng sẽ trở nên giòn và dễ vỡ, đặc biệt là đối với răng bị mất nhiều mô. Việc ăn các thức ăn dai, cứng có thể khiến chân răng bị tách ra. Vì vậy, nha sĩ thường khuyên dùng mão sứ để bảo vệ răng sau khi lấy tủy, giúp duy trì khả năng ăn nhai tốt.

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc bọc răng sứ có lấy tủy không. Các bạn nên dành thời gian thăm khám tại AVA Dental để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và tư vấn tốt nhất. Từ đó, bạn sẽ biết được tình trạng răng miệng của mình và lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.