Hiện tượng tụt lợi chân răng xảy ra thường xuyên ở những người vệ sinh miệng chưa đúng cách. Chúng khiến răng ê buốt, yếu dần và thậm chí là lỏng lẻo, rơi rụng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết sự nghiêm trọng khi răng miệng gặp tình trạng tụt lợi này. AVA Dental cùng bác sĩ nha khoa Phạm Minh Hoàng sẽ giải đáp cho bạn ngay cho bạn các kiến thức về chúng thông qua bài viết dưới đây.
Tụt lợi chân răng là bệnh gì
Tụt lợi chân răng là tình trạng phần chân răng bị lộ ra ngoài quá nhiều, phần nướu bị rút dần bên dưới. Ban đầy, hiện tượng này chỉ xảy ra ở một vài khu vực và không quá nghiêm trọng. Nhưng lâu dần, tụt lợi càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng cả hàm trên lẫn hàm dưới. Hiện tượng tụt lợi khi đến giai đoạn nặng có thể xuất hiện các triệu chứng chảy máu chân răng, hôi miệng. Răng không được chắc khỏe, dễ lung lay, thậm chí là viêm chân răng, rụng răng.
Tình trạng bệnh này được chia làm hai loại khác nhau, bao gồm:
- Tụt lợi nhìn thấy được: Phần lợi bị tụt có thể quan sát bằng mắt thường với dấu hiệu nướu ở chân răng tụt dần xuống, sưng tấy đỏ, có thể chảy máu.
- Tụt lợi không nhìn thấy được: Phần tụt được che phủ bởi cao răng, chỉ khi dùng máy dò quanh thân chân răng thì mới phát hiện.
Bác sĩ Phạm Minh Hoàng cũng nói thêm:
“Tụt lợi ở chân răng thường bị chủ quan, ít người chú ý đến. Nhưng khi trình trạng nặng hơn, sức khỏe răng miệng yếu đi, khả năng nhai nuốt kém. Thẩm mỹ răng ảnh hưởng khiến nhiều người tự ti, không dám cười hoặc tự do ăn uống. Đây là điều rất đáng tiếc, bởi chỉ cần can thiệp sớm, vệ sinh đúng cách là tình trạng này sẽ được cải thiện sớm“.
Triệu chứng tụt lợi chân răng
Triệu chứng của tụt lợi chân răng rất dễ phát hiện, theo bác sĩ Hoàng, chỉ cần người bệnh có các biểu hiện sau là đã có thể sớm phát hiện tình trạng tụt lợi:
- Lợi sưng đỏ, sờ vào bị đau và khó chịu: Phần lợi dưới chân răng khi bị tụt, chúng tạo cơ hội các mảng thức ăn thừa bám vào. Lâu dần, chân răng bị viêm nên sưng đỏ, cảm giác đau và khó chịu thường tăng lên khi người bệnh ăn đồ cay nóng hoặc đồ quá lạnh.
- Chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa và bàn chải đánh răng thường tác động một lực vào chân răng. Với phần lợi bị tụt, khu vực này rất nhạy cảm, dễ tổn thương. Khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, lợi dễ bị chảy máu.
- Hơi thở có mùi: Hơi thở có mùi ở người bị tụt lợi xảy ra chủ yếu do lượng vi khuẩn phát triển dưới chân răng. Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức thường xuyên khiến nhiều người lười vệ sinh răng miệng nên số vi khuẩn này lại càng có cơ hội phát triển.
- Răng bị lung lay, lợi rút rất rõ: Khi lợi bị tụt ở một mức độ nào đó, chúng không còn khả năng giữ vững chân răng, do đó răng dễ bị lung lay, có khả năng rụng đi.
Nguyên nhân tụt lợi chân răng
Nhiều người cho rằng hiện tượng tụt lợi chân răng chỉ xảy ra khi chúng ta vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng. Nguyên nhân bị tụt lợi ở chân răng chủ yếu do bệnh lý, sinh lý và cả sang chấn. Cụ thể như sau:
- Nguyên nhân bệnh lý: Bệnh viêm nha chu, viêm quanh răng sâu có thể là nguyên nhân gây tụt lợi bởi chúng phá hủy mô lợi, tổ chức nâng đỡ răng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cao răng tích tụ lâu nếu không được lấy cũng là nguyên nhân gây lợi bị tụt.
- Nguyên nhân sinh lý: Ở người già, chức năng răng lợi không còn hoàn hảo như tuổi trẻ. Chúng dễ bị tụt. Sự thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây tụt lợi ở phụ nữ.
- Nguyên nhân sang chấn: Việc chải răng sai cách, chải răng quá mạnh, sai khớp cắn, răng bị xô lệch hay thói quen ngủ nghiến răng, hút thuốc… Cũng là nguyên nhân gây hiện tượng tụt lợi ở chân răng.
Cách trị tụt lợi chân răng
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tình trạng tụt lợi mà thời gian và phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Bao gồm:
- Điều trị ở mức độ nhẹ: Tình trạng tụt lợi chân răng ở mức độ nhẹ thường chỉ xảy ra ở một hoặc một vài chiếc răng. Chân răng lộ ra không quá nhiều, nướu vẫn còn bám vào chân răng.
- Điều trị ở mức độ nặng: Tụt lợi ở mức độ nặng xảy ra khi chân răng hở nhiều, phần nướu sưng tấy ở nhiều răng hoặc nguyên hàm. Việc điều trị có thể phức tạp tùy theo từng cơ địa bệnh nhân.
Mối liên quan giữa bệnh tụt lợi chân răng và quá trình bọc răng sứ
Bác sĩ Phạm Minh Hoàng khuyên rằng:
“Người bị tụt lợi chân răng nếu muốn bọc răng sứ cần được điều trị tình trạng tụt lợi trước. Bởi khi lợi bị tụt, chân răng rất yếu, mà khi bọc răng, men răng cần phải mài mòn đi một phần. Khi răng yếu do tụt lợi thì không thể mài để bọc răng sứ”.
Nếu cố tình bọc răng sứ dù đang bị tụt lợi thì nguy cơ viêm nhiễm, rụng răng rất lớn. Thẩm mỹ khuôn mặt không được đẹp. Về lâu dài, vi khuẩn dễ bám vào các vùng kẽ và gây mòn răng. Việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn. Kể cả khi bạn muốn bọc răng sứ chất lượng cao nhất như răng sứ Orodent thì khuôn hàm tổng thể vẫn không thể đẹp được.
Cách phòng ngừa
Tình trạng tụt lợi chân răng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế sự tích tụ cao răng. Tụt lợi ở chân răng có cách phòng ngừa khá đơn giản, có thể áp dụng ở người chưa từng bị hoặc đã bị và cần ngừa tái phát. Cách thực hiện bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách: Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, dùng loại bàn chải mềm, ít gây tổn thương nướu. Khi vệ sinh, nên xoay tròn và đánh nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút. Dùng thêm tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần: Dù vệ sinh răng miệng kỹ càng đến đâu, cao răng vẫn bám chặt vào chân răng. Khi phần cao này quá nhiều, nguy cơ nướu bị tụt rất cao.
- Điều trị các vấn đề về răng, nha chu khi cần thiết: Nếu bạn đang bị rụng răng, vỡ răng, viêm nướu,… Đừng chần chừ, hãy đến cơ sở nha khoa gần nhất và cải thiện chúng. Các vấn đề như trên nếu không được cải thiện sớm có thể là tiền đề để tình trạng tụt lợi nặng hơn.
Tụt lợi chân răng mặc dù có thể khiến răng miệng mất thẩm mỹ, làm nhiều người tự ti nhưng chỉ cần biết cách phòng ngừa, điều trị sớm thì hoàn toàn có thể cải thiện chúng. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng, chỉ cần liên hệ AVA Dental thông qua hotline 0366.336.051 để được hỗ trợ sớm nhất.