Hở chân răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hở chân răng Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nụ cười là một yếu tố quan trọng trong diện mạo của con người, mang lại sự tự tin và thu hút. Tuy nhiên, khi hở chân răng xuất hiện, thẩm mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và còn ảnh đến sức khỏe nha khoa. Rất may mắn, hiện nay y học đã có cách điều trị bệnh hoàn toàn khả thi và an toàn.

Trong bài viết dưới đây, mời các bạn lắng nghe ý kiến của bác sĩ Phạm Minh Hoàng – Chuyên khoa răng hàm mặt tốt nghiệp Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh về căn bệnh này.

Hở chân răng là bệnh gì?

Hở chân răng còn được gọi là hở miệng, tụt lợi chân răng hoặc hở cổ chân răng. Đây là tình trạng mà không có sự tiếp xúc giữa các răng khi cắn hay nhai thức ăn.

Phần mô lợi quanh răng bị kéo ngược lên trên và hở phần chân răng ra ngoài, tạo thành một lỗ hổng trong hàm. Điều này có thể xảy ra do mất răng hoặc do khoảng trống giữa các răng không đủ để chúng tiếp xúc.

Bác sĩ Hoàng chia sẻ thêm thông tin về căn bệnh này:

Hở chân răng là bệnh lý phổ biến, ai cũng có thể mắc phải và xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, độ tuổi thường gặp căn bệnh này nhất chính là những người trung niên. Lý do là vì khi cao tuổi, các chức năng của cơ thể bắt đầu suy giảm, trong đó có các mô lợi. Chúng bị mài mòn trong quá trình hoạt động, bị kéo lên trên và gây ra tình trạng hở chân răng.

Triệu chứng hở chân răng

Triệu chứng của hở chân răng thường biểu hiện rất rõ ràng và dễ nhận biết. Những người bị hở chân răng thường gặp các vấn đề sau:

  • Người bệnh có thể nhìn thấy một khoảng trống rõ ràng giữa các răng khi cười hoặc nói chuyện.
  • Khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, nướu thường bị chảy máu dù bạn không sử dụng lực lớn.
  • Ngà răng bị lộ khoảng lớn ra bên ngoài, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy răng có chiều dài hơn bình thường.
  • Hở chân răng có thể làm cho việc nhai thức ăn trở nên khó khăn, đặc biệt là khi ăn các loại thức ăn cứng.
  • Bề mặt nướu có thể sưng mủ, xuất hiện các ổ viêm và gây đau nhức.

Bác sĩ Hoàng nói thêm về ảnh hưởng của bệnh lý hở chân răng như sau:

Hở chân răng khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh nhân của tôi có người còn không dám cười lớn và nói chuyện một cách bình thường. Ngoài mặt thẩm mỹ, hở chân răng cũng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn vì bị lộ cả phần chân ra ngoài. Đây cũng là cơ hội để cho vi khuẩn xâm nhập vào và tạo nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân làm hở chân răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hở chân răng, tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất là do bệnh lý răng miệng và thói quen không tốt” – Bác sĩ Hoàng cho biết.

Ngoài ra, một số nguyên nhân quan trọng gây nên vấn đề này chính là:

  • Răng không phát triển đầy đủ từ khi còn nhỏ hoặc do di truyền cấu trúc hàm gây nên bệnh hở cổ chân răng. Những người do di truyền có thể mắc bệnh từ khi còn nhỏ.
  • Một nguyên nhân gây bệnh là mất răng do chấn thương, bệnh lý nha khoa hoặc quá trình lão hóa. Khi một răng bị mất nhưng không xử lý kịp thời, các răng xung quanh xô lệch và lợi bị tụt lên trên.
  • Mắc các bệnh lý nha khoa: Khi tình trạng chảy máu chân răng, sâu răng kéo dài cũng dẫn đến tụt lợi chân răng. 
  • Thói quen sinh hoạt và vệ sinh không đúng cách gây tổn thương trực tiếp đến nướu và răng. Ban đầu, người bệnh không chú ý và duy trì thói quen nên càng ngày bệnh càng nặng.

Điều trị hở chân răng

Nếu hở chân răng là kết quả của mất răng, một phương pháp điều trị hiệu quả là cấy ghép răng. Quá trình này bao gồm việc đặt một cọc nhân tạo vào xương hàm và sau đó gắn một răng giả lên cọc đó. Cấy ghép răng không chỉ giúp lấp đầy khoảng trống mà còn khôi phục chức năng và thẩm mỹ của răng.

Trong trường hợp hở chân răng là do các vấn đề về cấu trúc hoặc bệnh lý khác, nha sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị nha khoa. Sau khi khắc phục được tình trạng này, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh đúng cách. Thời gian đầu, bệnh nhân kết hợp thuốc uống và vệ sinh đúng cách theo chỉ định.

Với nhiều năm kinh nghiệm, bác sĩ Hoàng nói thêm về cách điều trị: “Trong một số trường hợp, chúng tôi đề xuất bệnh nhân điều trị thông qua các phương pháp chỉnh nha. Tuy nhiên nếu có bệnh lý nền, bệnh nhân vẫn phải xử lý trước khi thực hiện. Những phương pháp hiệu quả nhất hiện nay theo đánh giá của tôi là bọc sứ và trồng răng. Hai cách này sẽ giúp răng tự nhiên được khỏe mạnh và cải thiện tính thẩm mỹ.

Mối liên quan giữa bệnh hở chân răng và quá trình bọc răng sứ

Quá trình bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa được sử dụng để cải thiện hình dạng, màu sắc và chức năng của răng. Đây cũng là một phương pháp được sử dụng khi bệnh nhân mắc bệnh tụt lợi chân răng. Trước khi tiến hành, bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ phần nướu bị tổn thương, ghép răng và đưa phần lợi về trí ban đầu.

Trong trường hợp bệnh nhân tiến vào giai đoạn nặng, mô xương nâng đỡ bị phá hủy thì phải ghép xương. Những vật liệu nhân tạo sẽ được đặt vào vị trí hư hỏng, giúp nâng đỡ và cố định hàm. Quyết định về việc áp dụng phương pháp nào đều phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.

Ngoài ra, hở chân răng cũng là một tình trạng sau khi bọc răng sứ. Trong quá trình bọc răng, bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc răng sứ làm không đúng kích thước, phần chân răng bị lộ ra ngoài. Loại sử bạn sử dụng để bọc hoặc keo dán không chất lượng cũng sẽ gây ra tình trạng này.

Bác sĩ Hoàng đưa ra lời khuyên: “Đây là lý do tại sao tôi luôn nhắc nhở bệnh nhân phải chọn nha khoa uy tín để thực hiện bọc sứ. Nếu làm sai thao tác nhỏ thôi, hậu quả đều vô cùng nghiêm trọng. Trước khi quyết định bọc răng, bạn hãy cân nhắc và tìm hiểu những địa điểm đáng tin cậy.

Cách phòng ngừa

Để ngăn ngừa sự hình thành hở chân răng, có một số biện pháp phòng ngừa sau đây mà bạn nên áp dụng:

  • Hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dưỡng chất cho răng và xương. Hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống có chứa đường và axit, vì chúng có thể gây hại cho men răng.
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa. 
  • Tránh nhổ hoặc vặn răng, vì các thói quen này có thể gây lệch vị răng và gây hở chân răng.
  • Những gia đình có tiền sử mắc bệnh phải đưa trẻ nhỏ đi khám để phát hiện ra bệnh sớm nhất. 
  • Nếu bạn có vấn đề về răng, hãy thảo luận với nha sĩ về các phương pháp điều trị và xử lý sớm. Bạn không nên chủ quan và tự chữa ở nhà bằng những “bài thuốc dân gian”.
  • Định kỳ đi khám nha khoa để kiểm tra và làm sạch răng chuyên sâu. Nha sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề về răng và nướu, giúp ngăn chặn sự tiến triển của hở chân răng.

Bác sĩ Hoàng cũng chia sẻ thêm một số mẹo nhỏ để làm chậm quá trình tụt nướu:

Một số người trẻ tuổi có thể vì nội tiết thay đổi nên mắc bệnh. Ngoài việc đến nha sĩ thăm khám, khi ở nhà bạn có thể sử dụng trà xanh để súc miệng. Trong trà xanh có hoạt chất tăng cường sức khỏe của chân răng. Ngoài ra, dùng tỏi và mật ong chấm vào vùng nướu bị tụt ở giai đoạn nhẹ cũng ngăn chặn bệnh tiến triển.

Hở chân răng là một tình trạng phổ biến trong nha khoa có thể gây ra nhiều biến chứng khó chịu. Để thăm khám tình trạng răng và điều trị, bạn có thể liên hệ với nha khoa AVA DENTAL.

Chúng tôi là đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm, được khách hàng và báo chí đánh giá cao. Gọi ngay cho chúng tôi đến số 0366.336.051 nếu bạn đang gặp vấn đề hoặc muốn làm đẹp răng miệng.