Răng số 4 là răng nhỏ thứ nhất, nằm trên cung hàm với tổng cộng 4 cái chia đều cho 2 hàm. Loại răng này có vai trò quan trọng trong việc nhai và cắn xé thức ăn. Trước khi quyết định can thiệp nha khoa vào nhóm răng số 4, việc tìm hiểu các kiến thức xoay quanh nó rất quan trọng. Dưới đây là lời giải đáp cho một số câu hỏi về răng số 4 từ bác sĩ Phạm Minh Hoàng, mời bạn theo dõi.
Răng số 4 là gì trong hệ thống đánh số răng của con người?
Răng số 4 là loại răng thuộc nhóm răng cối nhỏ (răng hàm nhỏ) trong khoang miệng. Một người phát triển bình thường có đủ 4 chiếc răng số 4, bao gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Hình dạng nhóm răng này tương tự như ngọn giáo, mũi răng dày, nhọn và dài.
Do đó, răng có độ sắc nhất định, có khả năng xé nhỏ, nhai và nghiền thức ăn. Ngoài ra, răng thứ 4 còn hỗ trợ việc phát âm, đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả hàm và nâng đỡ nhóm cơ mặt.
Bác sĩ Hoàng – Bác sĩ răng hàm mặt cũng nói thêm:
“Răng số 4 khi nằm đúng vị trí trong khoang miệng sẽ hỗ trợ các răng khác không bị xê dịch, làm mất thẩm mỹ. Việc bảo vệ răng miệng, trong đó đảm bảo nhóm răng số 4 đúng vị trí, không bị sâu, dính nhiều mẫu thức ăn thừa sẽ giúp khoang miệng được bảo vệ, hạn chế vi khuẩn“.
Răng số 4 thường xuất hiện ở tuổi bao nhiêu?
Ở trẻ nhỏ, khoảng 3 tuổi trẻ sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa trên cung hàm. Khi trẻ lên 6 tuổi, trình tự thay răng của con từ răng sữa đến răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu. Thông thường, răng cối (răng số 6) sẽ khởi đầu mọc trước và kết thúc với chiếc răng số 7 khi con bước vào tuổi 12.
Đối với răng số 4, nhóm răng này sẽ bắt đầu mọc khi trẻ vào khoảng 10 tuổi, răng nanh hàm dưới hoàn tất và răng mầm 8 ở trên mọc lên. Sở dĩ tuổi này răng số 4 mọc tốt là vì đây là thời điểm xương hàm phát triển mạnh nhất về chiều ngang và chiều trước sau.
Có những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan đến răng số 4?
Răng số 4 có vai trò nhất định trong việc ăn uống, thẩm mỹ và phát âm. Nếu vì nguyên nhân nào đó, vị trí răng số 4 bị mất đi hoặc gãy, vỡ, nằm lệch thì nguy cơ xuất hiện các vấn đề nha khoa rất cao.
Theo bác sĩ Hoàng, sức khỏe răng miệng dễ mắc các vấn đề dưới đây nếu răng số 4 gặp bất thường. Điển hình như:
- Ảnh hưởng đến chức năng nhai: Vị trí răng số 4 tuy không đảm nhận nhiệm vụ nhai nuốt nhiều như răng số 6 hay 7 nhưng nó ảnh hưởng đến khả năng nghiền nhỏ thức ăn. Nhất là ở người già, người bị kém hấp thu, thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ khiến dạ dày làm việc nhiều hơn. Bên cạnh đó, các răng còn lại phải làm việc nhiều hơn, nguy cơ dính vụn thức ăn thừa trong kẽ răng, gây sâu rất lớn.
- Tiêu xương hàm: Hiện tượng tiêu xương hàm dần do mất răng không hiếm gặp. Khi răng thứ 4 mất đi hoặc bị gãy, vùng khoảng trống của răng không được chống đỡ, do đó gò má bị chảy xệ, khuôn mặt bị trông già hơn. Thậm chí, kể cả khi bạn muốn ghép răng giả thì bác sĩ cũng phải cấy xương trước.
- Làm xô lệch các răng bên cạnh: khoảng trống răng số 4 mất đi làm các răng cạnh bên thay vào đó. Chiếc răng hàm đối diện thường trồi lên, khớp cắn bị lệch. Các răng nằm không đúng vị trí làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng chức năng nhai, khó vệ sinh, tăng nguy cơ hôi miệng, thậm chí là rụng răng.
Cách chăm sóc và vệ sinh răng số 4 như thế nào?
Rất nhiều người cho rằng, việc vệ sinh răng miệng chỉ cần đảm bảo đánh răng 2 lần/ngày thôi là đủ. Việc vệ sinh răng số 4 nói riêng và răng miệng nói chung cần đảm bảo các yếu tố như:
- Vệ sinh răng 2 lần/ ngày và đổi bàn chải trung bình 3 – 4 tháng/lần: Bàn chải đánh răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, việc đánh răng thời gian dài khiến các sợi lông chải bị xơ, mài mòn đi, lông chải không còn mềm nữa làm ảnh hưởng đến nướu và lớp men răng.
- Thao tác chải răng phải đúng cách: Đặt bàn chải theo phương nằm ngang, có độ nghiêng khoảng 45 độ so với nướu, đầu lông chải tiếp xúc trực tiếp với cả phần răng và nướu. Khi di chuyển, nên đi theo đường vòng tròn, từ ngoài vào trong răng hàm, chải cả phần lưỡi. Thời gian vệ sinh răng miệng ít nhất khoảng 2 phút.
- Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước: Bàn chải đánh răng có thể không len lỏi được ở những khe giữa hai chiếc răng. Do đó, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước có thể loại bỏ các cặn thừa thức ăn nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng đến nướu.
- Súc miệng sau khi ăn: Sau khi ăn bất kỳ bữa ăn nào, hãy súc miệng với các loại nước kháng khuẩn để giảm sâu răng, rửa trôi các cặn thừa thức ăn.
Có nên bọc răng số 4 không và chi phí như thế nào?
Bọc răng số 4 là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ nha khoa nhằm cải thiện màu sắc, hình dáng của răng. Theo lời khuyên từ bác sĩ Hoàng:
“Nếu răng số 4 đang trong trạng thái bình thường, không có khuyết điểm nào về hình dáng, màu sắc không quá vàng thì việc bọc răng gần như không quá cần thiết. Tuy nhiên, đối với những răng bị hư hỏng, gãy, mẻ hay màu quá ố vàng thì việc bọc răng sẽ giúp cải thiện về thẩm mỹ lẫn chức năng của răng“.
Bên cạnh đó, chi phí bọc răng số 4 cũng được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, chi phí bọc răng sứ sẽ phụ thuộc vào loại răng bọc như răng sứ Orodent, trình độ và danh tiếng của bác sĩ, độ phức tạp của răng và cả độ uy tín của cơ sở nha khoa…
Mức giá bọc răng thẩm mỹ thường giao động khoảng 3 đến 20 triệu đồng cho mỗi chiếc. Khách hàng cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn tình trạng răng và đưa mức chi phí làm răng chính xác nhất.
Răng số 4 có vai trò gì trong quá trình nhai và hàm răng?
Răng số 4 bao gồm thân, cổ và chân răng, kết cấu có men răng, tủy răng và cả ngà răng. Cấu trúc răng này tương tự như những chiếc răng khác trong hàm. Ở trẻ nhỏ, răng sữa số 4 có nhiệm vụ hỗ trợ nhai và nghiền thức ăn và giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn sau này mọc vào đúng vị trí, trẻ phát âm tốt hơn.
Ở người trưởng thành, răng vĩnh viễn số 4, vai trò chính của nó là nghiền, nhai thức ăn. Răng đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm mặt, giữ các răng khác không bị xê dịch trong hàm. Răng số 4 cũng giúp việc phát âm tốt hơn, nâng cơ hàm.
Răng số 4 có những đặc điểm cụ thể so với các răng khác?
Răng số 4 có một số đặc điểm khác với các răng khác trong khuôn hàm, theo bác sĩ Hoàng:
“Nhóm răng số 4 có độ nhọn và dài nhất định, các mặt xung quanh đều có độ sắc để hỗ trợ cho việc nhai, nghiền, nhất là xé thức ăn. Vị trí răng số 4 khó thấy trên cung hàm nên việc mất răng có thể ảnh hưởng đến xương hàm.
Ngoài ra, nhóm răng này gần như không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt trong thời gian đầu bị mất đi. Do đó, nhiều người có thể tạm thời chưa cần thực hiện chỉnh sửa nhóm răng này sớm“.
Trên đây là những giải đáp cụ thể về thông tin của răng số 4 từ AVA Dental và bác sĩ răng hàm mặt Phạm Minh Hoàng. Nếu khách hàng muốn biết thêm chi tiết, hãy liên hệ thông qua số điện thoại 0366.336.051 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.