Răng số 7: Mức độ quan trọng và những vấn đề thường gặp

rang so 7

Trong hệ thống răng miệng, nếu như răng số 8 mang đến nhiều phiền phức thì răng số 7 lại giữ vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài chức năng ăn nhai, chiếc răng này còn giữ cho hàm răng có sự cân đối.

Để hiểu thêm về tầm quan trọng của răng hàm số 7, các bạn hãy tham khảo chia sẻ của bác sĩ Minh Hoàng đến từ AVA Dental trong bài viết dưới đây.

Răng số 7 là gì trong hệ thống răng của con người

Bộ răng hàm của con người bao gồm 3 loại răng chính là răng số 6, răng số 7 và răng khôn (răng số 8). Răng số 7 là răng hàm thứ hai, nằm giữa răng số 6 và răng khôn.

Đối với những người không có hoặc chưa mọc răng khôn, đây sẽ là răng cuối cùng, mọc ở 4 góc của cung hàm, bao gồm 2 răng ở trên và 2 răng ở dưới.

Răng số 7 thường xuất hiện ở tuổi bao nhiêu? 

Theo bác sĩ nha khoa Minh Hoàng của AVA Dental chia sẻ:

“Thường thì răng hàm số 7 sẽ bắt đầu mọc trong khoảng thời gian từ 11 đến 13 tuổi. Đặc biệt, răng ở hàm trên thường mọc muộn hơn so với răng hàm dưới”. 

Điều quan trọng là răng hàm số 7 là răng vĩnh viễn và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời

Do đó việc chăm sóc răng miệng cẩn thận là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nếu răng hàm số 7 bị mất, không có răng nào có thể thay thế được.

Có những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan đến răng hàm số 7? 

Tương tự như các răng khác trên cung hàm, chiếc răng này cũng có nguy cơ gặp phải một số vấn đề sau:

  • Sâu răng: Đây là tình trạng khi vi khuẩn tấn công và gây tổn thương cho răng. Sâu răng thường được nhận ra bởi những chấm đen hoặc lỗ trên bề mặt răng, kèm theo cảm giác đau nhức và khó ăn nhai.
  • Viêm tủy răng: Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại khu vực mô quanh chân răng và tủy răng. Nguyên nhân có thể do các vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng qua lỗ sâu răng hoặc các cuống răng.
  • Răng nhạy cảm: Thường xuất hiện khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc áp lực, gây ra cảm giác đau nhói hoặc ê buốt. Nguyên nhân là do men răng bị bào mòn, không còn khả năng bảo vệ cho răng, hoặc do ê buốt ở chân răng, tụt nướu răng, sâu răng, thói quen nghiến răng.
  • Mất răng: Nguyên nhân bao gồm thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, nhai đá lạnh, tai nạn, chấn thương, bệnh lý răng miệng (như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng) và di truyền bẩm sinh. Tình trạng này ảnh hưởng đến việc ăn nhai, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tiêu xương hàm, bệnh đau đầu kinh niên…

Cách chăm sóc và vệ sinh răng hàm số 7

Sâu răng, mất răng số 7 là những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần chú ý chăm sóc và vệ sinh răng bằng những giải pháp sau:

Ăn uống lành mạnh để bảo vệ răng

Xây dựng chế độ ăn khoa học không chỉ giúp ích cho sức khỏe răng miệng mà nó còn cải thiện được sức khỏe cơ thể nói chung. Đặc biệt, để phòng ngừa sâu răng, bạn hãy tránh dùng các loại thực phẩm chứa nhiều đường và axit phytic – chất.

Chia sẻ về chế độ ăn, bác sĩ Minh Hoàng của AVA Dental cho biết thêm:

“Bạn nên ưu tiên sử dụng các hải sản giàu canxi và vitamin D (như cá hồi, tôm, ốc,…), các loại vitamin B, sắt, magie. Nên ưu tiên sử dụng các loại rau củ quả nhiều chất xơ, các loại hạt hay các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…”

Chú ý vệ sinh răng số 7 đúng cách hàng ngày

Mỗi ngày bạn cần tuân thủ đánh răng 2 lần, đánh đúng cách thực hiện theo quy trình như sau:

  • Rửa sạch bàn chải, lấy lượng kem đánh răng vừa đủ lên bàn chải.
  • Súc miệng trước khoảng 30 giây với lực mạnh để loại bỏ qua các mảng bám dễ trôi.
  • Đánh răng xoay tròn rồi chuyển sang đánh theo chiều dọc.
  • Đánh mặt trong của răng, chải lưỡi sao cho sạch sẽ.
  • Súc miệng với nước và nước muối sinh lý cho đến khi sạch hoàn toàn.

Bên cạnh việc đánh răng đúng cách, bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại mà không ảnh hưởng đến kẽ răng. 

Lấy cao răng thường xuyên định kỳ

Việc lấy cao răng định kỳ là điều giúp bảo vệ răng hàm số 7 hiệu quả. Cao răng được hình thành do những mảng thức ăn thừa còn sót lại bị vôi hóa bởi calcium phosphate trong nước bọt. Sự tồn tại của cao răng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng nghiêm trọng do ổ chứa các vi khuẩn có hại.

Để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng, bác sĩ Minh Hoàng thường khuyến cáo bệnh nhân nên đi lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng.

Có nên bọc sứ răng số 7 không và chi phí hiện nay? 

Răng hàm số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc khuôn hàm. Nếu răng này bị sâu hoặc viêm, sẽ gây đau nhức, khó chịu và khó ăn uống, khiến bạn khó ngủ.

Vì vậy, bạn cần tìm cách điều trị để ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiến triển.

Thông thường, trám răng bằng chất liệu composite là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để phục hình răng nhanh chóng và duy trì độ bền. Tuy nhiên, phương pháp trám chỉ phù hợp cho những trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ.

Về việc có nên bọc răng sứ thẩm mỹ cho hàm số 7 không, bác sĩ Minh Hoàng cho biết:

“Đối với trường hợp sâu răng nặng, bọc răng số 7 là phương pháp tốt nhất để đảm bảo độ bền và mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, để giữ cho răng được bền lâu, bạn cần chăm sóc răng miệng thường xuyên”.

Trong trường hợp viêm tủy răng nghiêm trọng hoặc mất răng, phương pháp tốt nhất là trồng răng. Tuy nhiên, chi phí cho phương pháp này rất cao, do đó, việc chăm sóc răng miệng thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng sâu răng là rất quan trọng.

Hướng dẫn liên quan: Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu?

Chi phí bọc răng hàm số 7 tùy thuộc vào chất lượng sứ, địa chỉ nha khoa, chi phí để bọc khoảng từ 3-15 triệu đồng.

Hướng dẫn liên quan: Chi phí, báo giá bọc răng sứ

Răng hàm số 7 có vai trò gì trong quá trình nhai và hàm răng? 

Răng số 7 có vai trò chính là nhai và nghiền thức ăn vì có kích thước lớn và độ cứng cao, có thể chịu được lực nghiền tốt.

Ngoài ra, răng hàm số 7 còn giúp định hình cấu trúc khung xương hàm và ngăn ngừa tình trạng má hóp, tạo nên khuôn mặt cân đối hơn. 

Khi răng bị tổn thương, tất cả các chức năng của răng đều bị ảnh hưởng, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Việc điều trị đúng cách là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và tối ưu hóa các chức năng của răng.

Những đặc điểm cụ thể của răng hàm số 7 so với các răng khác?

Theo bác sĩ Minh Hoàng:

“Răng số 7 trong hàm răng người có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. Vị trí này có bề mặt ngoài gồm 3 chân răng ở hàm trên và 2 chân răng ở hàm dưới, mỗi chiếc răng hàm số 7 thường có 3 ống tủy bên trong”.

Bác sĩ Minh Hoàng cho biết thêm

Vì đây là chiếc răng có cấu tạo phức tạp nhất nên dễ bị tổn thương từ những yếu tố bên ngoài và khó vệ sinh sạch sẽ. Điều này dẫn đến tình trạng sâu răng, đau nhức và răng ê buốt. Một khi bị tổn thương, răng hàm số 7 khó khắc phục trở lại như ban đầu. Do đó, chúng ta nên có ý thức bảo vệ răng từ ban đầu là tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về răng số 7 mà các bạn có thể tham khảo. Nếu bạn gặp các vấn đề như sâu răng, mất răng… hãy liên hệ AVA Dental để được hỗ trợ.