Răng số 5 hay còn gọi là răng tiền hàm thứ 2. Nó được xem là một trong những loại răng quan trọng nhất trong cấu trúc toàn hàm. Vậy làm thế nào để xác định được răng số 5 và những vấn đề nha khoa thường gặp phải ở loại răng này là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của nha khoa AVA Dental để tìm ra câu trả lời chính xác.
Bài viết được tư vấn bởi bác sĩ Minh Hoàng – Bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt hiện đang công tác tại bệnh viện nha khoa thẩm mỹ AVA Dental.
Răng số 5 là gì trong hệ thống đánh số răng của con người?
Răng số 5 là răng hàm nhỏ thứ hai nằm trong nhóm răng hàm. Nếu đếm từ cửa răng đếm vào thì chiếc răng này làm ở vị trí thứ 5. Nó có hình mũ nấm, thuôn dài, kích thước vừa phải và có các rãnh nhỏ bên trên làm nhiệm vụ nghiền nát thức ăn.
Ở người trưởng thành sẽ có bốn chiếc răng số 5, bao gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Thông thường, loại răng này chỉ có 1 chân vì kích thước của chúng tương đối nhỏ. Răng số 5 sẽ có một hoặc hai ống tuỷ, tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người.
Răng số 5 thường xuất hiện ở tuổi bao nhiêu?
Bác sĩ Minh Hoàng cho biết:
“Răng số 5 sẽ mọc khi trẻ lên 2 hoặc 3 tuổi và tồn tại cho đến khi thay răng hàm vĩnh viễn trong độ tuổi 10 – 12. Vậy nên có thể hiểu rằng, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của con người thì răng số 5 chỉ thay duy nhất 1 lần”.
Khi răng hàm số 5 mọc lên thì sẽ không thay bất kỳ lần nào nữa và tồn tại theo bạn cả đời, ngoại trừ tác động về vật lý hoặc các vấn đề nha khoa khiến nó bị rụng đi.
Độ tuổi thay răng số 5 khác nhau tùy vào cơ địa của từng người. Có trẻ sẽ thay đúng thời điểm từ 10 – 12 tuổi, nhưng cũng có nhiều trường hợp tới năm 13 hoặc 14 tuổi mới thay răng sứ. Chính vì vậy, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng khi con thay răng chậm hơn những bé khác. Thay vào đó, hãy chăm sóc răng miệng của bé đúng cách để có một hàm răng khỏe mạnh và chắc chắn.
Có những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan đến răng số 5?
Khi bạn biết các vấn đề nha khoa thường gặp ở răng số 5 và những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý thì sẽ biết được cách phòng bệnh. Sau đây là các bệnh về răng hàm số 5 mà nhiều người gặp phải:
- Sâu răng: Tình trạng sâu răng hàm có thể xảy ra ở cả trẻ em, thiếu niên hoặc người trưởng thành. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này là do đường và tinh bột không được loại bỏ sạch sau khi ăn và lâu dần tạo thành mảng bám chứa axit tấn công men răng.
- Nướu răng: Hai nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu là do hút thuốc, tiểu đường hoặc chứng khô miệng. Các triệu chứng của vấn đề nha khoa này bao gồm: hôi miệng, đau hoặc chảy máu nướu, răng số năng nhạy cảm khi nhai thức ăn cứng.
- Răng nhạy cảm: Đây là vấn đề xảy ra ở hàng triệu người. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do sâu răng, răng bị nứt hoặc áp xe răng. Nếu bạn cảm thấy quá khó chịu thì nên đến gặp nha sĩ để có phương pháp điều trị dứt điểm.
Bác sĩ Minh Hoàng bổ sung:
“Thói quen khám nha sĩ đình kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, nếu bạn không may bị tai nạn khiến cho hàm răng, đặc biệt là răng số 5 bị nứt, mẻ hoặc vỡ thì cần đến bệnh viện ngay lập tức để có phương pháp xử lý kịp thời”.
Cách chăm sóc và vệ sinh răng số 5 như thế nào?
Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ hạn chế tối đa được các vấn đề liên quan đến răng số 5, nướu và khoang miệng. Dưới đây là 5 giải pháp quan trọng mà bạn nhất định phải biết:
- Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để loại bỏ sạch vi khuẩn.
- Thao tác khi đánh răng cần chuẩn khoa học để không làm mòn lớp men răng, từ đó khiến răng nhạy cảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
- Sử dụng kem đánh răng chứa nhiều fluoride để chống lại vi khuẩn sâu răng, giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm dưỡng chất từ thực phẩm tươi như: ngũ cốc nguyên cám, trái cây, các loại hạt và các sản phẩm từ sữa.
- Khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần/năm để phát hiện được các vấn đề về răng sớm nhất, từ đó có cách xử lý và điều trị.
Có nên bọc răng số 5 không và chi phí như thế nào?
Bọc răng sứ số 5 là giải pháp phục hồi hình răng được đông đảo khách hàng lựa chọn tại bệnh viện nha khoa AVA Dental trong thời gian vừa qua. Trước tiên, bác sĩ sẽ mài đi lớp men răng bên ngoài của chiếc răng này và từ đó nâng đỡ mão sứ bên trên.
Răng sứ sẽ được bác sĩ nha khoa thiết kế tương tự về kích thước, hình dáng và màu sắc so với răng thật. Sau khi chế tác xong răng số 5, bác sĩ sẽ tiến hành gắn lên cùi răng và kiểm tra xem bệnh nhân có gặp tình trạng khó chịu hay đau buốt khi nhai hay không. Nếu bạn cảm thấy hài lòng thì mới tiến hành gắn cố định và kết thúc quy trình bọc răng sứ số 5.
Bác sĩ Minh Hoàng nói tiếp:
Chi phí bọc răng sứ số 5 sẽ dao động từ 1 – 6 triệu đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn về giá thành là do loại răng sứ khách hàng lựa chọn, tình trạng răng miệng hay mức độ hư hỏng của răng số 5… Vì vậy, để biết được chính xác bọc răng sứ số 5 hết bao nhiêu tiền thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, tư vấn lộ trình và báo giá cụ thể.
Răng số 5 có vai trò gì trong quá trình nhai và hàm răng?
Trong hệ thống hàm của con người, răng số 5 đóng vai trò nghiền nát thức ăn, từ đó giúp quá trình nhai diễn ra thuận lợi hơn. Mặc dù răng số 5 là chiếc răng hàm có kích thước khá nhỏ, nhưng khi chúng bị mất sẽ khiến cho quá trình nhai nghiền thức ăn khó khăn hơn, đặc biệt đối với những loại thức ăn dai và cứng.
Về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất thức ăn. Khi đó, hệ tiêu hoá phải làm việc nhiều hơn và có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.
Răng số 5 có những đặc điểm cụ thể so với các răng khác?
Hình thái chung của cả cung hàm sẽ bị thay đổi đáng kể nếu răng số 5 bị mọc lệch. Chính vì vậy, trong trường hợp răng mọc sai vị trí, bác sĩ sẽ khuyến cáo nhỏ bỏ dù đó là răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì có rất nhiều phương pháp phục hồi hình răng số 5 như: cấy ghép Implant, bọc răng sứ, hảm giả tháo lắp hoặc bắc cầu răng sứ…
Bác sĩ Minh Hoàng bổ sung:
“Sau khi nhổ bỏ răng số 5, bệnh nhân sẽ gặp phải một số tình trạng sau: sưng tấy tại vị trí nhổ răng, đau nhức ở phần mô mềm xung quanh hoặc chảy máu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày, nếu kéo dài nhiều ngày hơn thì bạn cần thông báo cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời”.
Tóm lại, răng số 5 hay bất kì chiếc răng nào cũng cần phải chăm sóc một cách cẩn thận. Trong trường hợp bị mất răng hay gặp các bệnh lý nha khoa, bạn cần đi kiểm tra và có phương án xử lý càng sớm càng tốt. Mong rằng bài viết này của AVA Dental đã mang lại cho bạn thật nhiều kiến thức bổ ích.